Kiến Trúc Xanh Là Gì ? Lợi Ích Và Các Tiêu Chí Đánh Giá Công Trình Kiến Trúc Xanh

Kiến trúc thân thiện với môi trường, kiến trúc bền vững – Kiến trúc xanh… đã và đang là xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm góp phần xây dựng môi trường sống bền vững, thích ứng với những biến đổi khí hậu trên toàn cầu và đáp ứng nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao của con người.

Vậy Kiến trúc xanh là gì? nó mang lợi ích gì đến cho con người chúng ta và mẹ thiên nhiên? Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh trên thế giới và Việt Nam hiện nay như thế nào ? Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn bạn nhé.

1.Định Nghĩa Kiến Trúc Xanh

Kiến trúc xanh là kiến trúc thân thiện với môi trường, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ.

Có thể hiểu một cách giản dị, kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo dựng nên bởi những vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa, không phá vỡ cảnh quan xung quanh, gắn bó con người với thiên nhiên, không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng…

Kiến Trúc Xanh Bao Gồm 6 Xu Hướng Kiến Trúc Sau:

  • Kiến trúc khí hậu: phát triển ở nhiều quốc gia những năm 60.
  • Kiến trúc môi trường: bảo vệ môi trường.
  • Kiến trúc sinh khí hậu: hình dạng của tòa nhà được nghiên cứu mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.
  • Kiến trúc sinh thái: đề ra kiểu kiến trúc phù hợp với hệ sinh thái
  • Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: những nggoi nhà tiêu thụ ít điện
  • Kiến trúc thích ứng: thích nghi với khí hậu và nhu cầu của người sử dụng

Hình ảnh: Công trình kiến trúc xanh và bền vững Apple – Park. Steve Jobs muốn toàn bộ khuôn viên trông ít giống một khu văn phòng mà giống một nơi trú ẩn thiên nhiên nhiều hơn. 80% của mặt bằng sẽ là không gian xanh để trồng cây và thảm thực vật bản địa vùng Cupertino.

2. 5 Tiêu Chí Đánh Giá Của Kiến Trúc Xanh Việt Nam

1. Địa điểm bền vững:

  • Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch.
  • Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
  • Hòa nhập với cảnh quan tự nhiên.
  • Phục hồi năng cấp môi trường cảnh quan.

2. Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả:

  • Khai thác và sử dụng hiệu quả, không khí và ánh sáng tự nhiên.
  • Sử dụng hiệu quả tài ngyện nước.
  • Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng hợp lý tiết kiệm đất đai trong xây dựng.
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
  • Áp dụng công ngệ xanh.
  • Quản lý hiệu quả trong xây dựng, khai thác, sử dụng công trình kiến trúc, khu đô thị.

3. Chất lượng môi trường trong nhà:

  • Tổ chức không gian trong nhà phù hợp nhu cầu tâm sinh lý, giao tiếp cộng đồng.
  • Vỏ bao che phòng, chống, giảm thiểu tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo.
  • Vật liệu nội thất đảm bảo không phát thải khí độc hại và tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người sử dụng.
  • Chất lượng không khí đảm bảo.
  • Tiếng ồn đảm bảo mức ồn trong nhà, khu đô thị thấp hơn giới hạn cho phép.
  • Chiếu sáng giảm thiểu năng lượng sử dụng, quản lý, kiểm soát chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng.

4. Kiến trúc tiên tiến bản sắc:

  • Giải pháp quy hoạch, kiến trúc tương thích với nhu cầu sống, hướng tới các giá trị văn hóa xã hội tương lai.
  • Bảo tồn kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc vùng miền.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.

5. Tính xã hội nhân văn bền vững:

  • Hòa nhập với môi trường nhân văn.
  • Đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng, dân tộc.
  • Tôn trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Môi trường kinh tế – xã hội ổn định.

3. Lợi Ích Mà Kiến Trúc Xanh Mang lại Là Gì ?

1. Áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng:

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.

Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường.

Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.

2. Cộng sinh với môi trường tự nhiên:

Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường.

Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.

3. Tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh:

Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì.

4. Phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực:

 Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường.

admin